Lắp điện mặt trời có phải xin phép không? Giải đáp chi tiết

Điện năng mặt trời mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và làm việc của người dân nên rất được ưa chuộng hiện nay. Vì thế, có rất nhiều dự án lắp điện mặt trời đang được lên kế hoạch triển khai. Thế thì, lắp điện mặt trời có phải xin phép không? Xin phép lắp điện mặt trời khi nào? Khi nào dự án lặp điện mặt trời được phê duyệt? Xin phép lắp điện mặt trời ở đâu? Đó là một trong số những câu hỏi mà Hà Thiên Energy nhận được rất nhiều đối tác. Hà Thiên Energy sẽ giải đáp thắc mắc của bạn từ A-Z thông qua bài viết. 

Thông tư mới về điện mặt trời tại Việt Nam

Theo thông tư mới nhất về điện lực mặt trời Việt Nam, theo điều 2 thông tư 16 như sau: Thông tư được áp dụng cho tất cả cá nhân tham gia phát triển dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là các chủ đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời phải có giấy phép xin phê duyệt dự án. Các dự án xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời đang được khuyến khích và ủng hộ rất nhiều tình tại Việt Nam. 

Dự án lắp đặt điện mặt trời lớn chắc chắn phải xin phép, dự án điện áp mái công suất nhỏ hơn 01 MW, chủ thầu sẽ phải đăng ký đầu nối với công ty điện lực tỉnh thành phố đó, cung cấp đầy đủ thông tin:

  • Công suất điện dự kiến.
  • Thông số kỹ thuật của tấm pin năng lượng điện mặt trời.
  • Thông số của dòng biến đổi điện xoay chiều.

Lắp đặt điện mặt trời tại Việt Nam

Lắp đặt điện mặt trời tại Việt Nam

Lắp điện mặt trời có phải xin phép không?

Đối với một số công trình điện mặt trời công suất nhỏ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt các hộ gia đình, gia chủ chỉ cần đăng ký thủ tục kết nối với EVN. Tuy nhiên, nếu việc lắp đặt cần phải cải tạo hoặc gây ảnh hưởng đến sự an toàn ngôi nhà, người sinh sống người dân, ảnh hưởng đến cảnh quan thì phải cần có giấy phép liên quan. Nhờ thế mà cơ quan nhà nước kiểm soát tốt được những ảnh hưởng gây ra từ các dự án điện mặt trời. 

Chủ đầu tư, doanh nghiệp sẽ có được sự đảm bảo về mặt pháp lý, chắc chắn đảm bảo được điều kiện hoạt động kinh doanh. Thực hiện được đúng nghĩa vụ của mình cũng như đảm bảo các quyền lợi được nhận. Và khi chủ động xin phép và dự án được duyệt, các hộ chủ kinh doanh sẽ được hưởng những quyền lợi sau: 

1. Tránh được những hình phạt pháp lý

Theo như quyết định số 11.2017 từ Thủ Tướng Chính Phủ, tổ chức cá nhân, tham gia phát triển các dự án lắp đặt năng lượng mặt trời được huy động vốn hợp phát từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sẽ được hướng chính  sách khuyến khích của nhà nước như: 

  • Miễn thuế nhập khẩu với hàng hóa tạo tài sản cố định cho dự án điện năng lượng mặt trời. 
  • Miễn giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp, ghi rõ trong phần quy định trong luật và thuế.

2. Hưởng ưu đãi vốn đầu tư và thuế

Miễn giảm tiền thuê sử dụng đất, thuê mặt bằng nơi thi công các dự án lắp đặt năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó, được các cơ quan tạo điều kiện thuận lợi để thu xếp đất để chủ đầu tư dễ thực dự án hơn. 

Lắp điện mặt trời có phải xin phép không? 

Lắp điện mặt trời có phải xin phép không? 

3. Hưởng ưu đãi giá điện của các dán điện mặt trời

Khi báo cáo xin phép lắp điện mặt trời chủ thầu sẽ nhận rất nhiều ưu đãi như:

  • Với dự án nối lưới: Được bên điện lực có trách nhiệm mua lại toàn bộ sản lượng điện với mức giá hợp lý được tính theo tỷ giá ngoại tệ hiện hành. 
  • Với các dự án trên mái nhà: Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện dư sẽ được bán cho bên điện lực theo quy định hiện hành. 

Khi nào dự án lặp điện mặt trời được phê duyệt? 

Và khi nào dự án điện mới được phê duyệt? Khi đảm bảo các yêu cầu trong đầu tư và phát triển dự án năng lượng mặt trời dưới đây thì dự án bạn sẽ được phê duyệt:

  • Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
  • Thực hiện đúng theo quy định pháp luật về: đầu tư, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường và một số quy định liên quan khác.
  • Thiết bị dự án lắp đặt mặt trời phải đáp ứng theo quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời, chất lượng điện dự án và các yêu cầu kỹ thuật về điện áp, tần số, yêu cầu liên quan theo quy định. 
  • Đảm bảo đầu tư và lắp đặt thiết bị đo đếm điện năng, tổ chức việc kiểm định, thử nghiệm, hiệu chuẩn thiết bị đo đếm điện năng theo đúng quy định của đo lường của pháp luật.
  • Khi lắp đặt xây dựng dự án trên mái nhà bạn phải đáp ứng được các yêu cầu: mái nhà hoặc kết nối công trình xây dựng được gắn các tấm thẻ pin năng lượng mặt trời phải chịu được trọng tải, kết cấu của tấm pin và phụ kiện kèm theo. Đảm bảo được các quy định an toàn về điện theo đúng quy định của pháp luật, giữ tốt cảnh quan môi trường xung quanh.

Lắp đặt điện năng lượng mặt trời được phê duyệt

Lắp đặt điện năng lượng mặt trời được phê duyệt

Xin phép lắp điện mặt trời ở đâu? 

Bạn có thể liên hệ và gửi dự án tới 1 trong 2 tổ chức sau:

1. Tập đoàn điện lực Việt Nam

Xin phép tập đoàn điện lực Việt Nam hoặc các đơn vị thành viên được ủy quyền:

  • Chủ đầu tư thỏa thuận ký kết hợp đồng mua bán với bên điện lực EVN theo hợp đồng với giá điện theo quy định hiện hành.
  • Chủ đầu tư nộp hồ sơ chứng minh đáp ứng các điều kiện đầu tư và xây dựng dự án mặt trời theo quy định pháp luật hiện hành phải có đầy đủ: giấy chứng nhận doanh nghiệp, giấy chứng nhận PCCC, giấy phép xây dựng.

2. Bộ Công Thương

Hoặc bạn có thể soạn một bản hợp đồng mua bán và gửi thẳng lên Bộ Công Thương chậm nhất là 30 ngày. Được tính từ ngày ký đối với các dự án nối lưới. Bộ Công Thương sẽ xem xét và duyệt dự án của bạn sớm nhất.

Xin phép lắp điện năng lượng tại Bộ Công Thương

Xin phép lắp điện năng lượng tại Bộ Công Thương

Quy trình xin phép lắp điện mặt trời như thế nào?

Để thuận tiện cho các chủ đầu tư có thể liên hệ và được cấp giấy phép lắp đặt điện mặt trời, Hà Thiên Energy sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình cụ thể như sau:

  • Bước 1: Thỏa thuận, ký kết hợp đồng mua bán với bên điện lực theo hợp đồng mua bán điện mẫu, giá cả được quy định theo pháp luật.
  • Bước 2: Lắp đặt hệ thống đo đếm, công tơ đo lường điện năng thích hợp với quy định hiện hành để dễ dàng trong quá trình thanh toán tiền điện.
  • Bước 3: Soạn và gửi một bản hợp đồng mua bán đã ký đến cơ quan điện lực hoặc bộ công thương chậm nhất trong 30 ngày kể từ ngày ký đối với các dự án nối lưới.
  • Bước 4: Tuân thủ quy định vận hành hệ thống điện và lắp đặt, quy định truyền tải, hệ thống điện phân phối, đo đếm và các quy định liên quan theo quy định bộ công thương. 

Quy trình lắp điện mặt trời

Quy trình lắp điện mặt trời

Kết Luận 

Lắp điện mặt trời có phải xin phép không? Chắc chắn là có! Để không phải gặp phải rắc rối và vướng vào các vấn đề pháp lý, khi lên kế hoạch triển khai dự án lắp đặt điện bạn cần gửi đơn xin phép các đơn vị có thẩm quyền cấp giấy phép và nhận được nhiều ưu đãi từ nhà nước nhé! Và khi có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời, đừng ngần ngại mà liên hệ ngay cho Hà Thiên Energy +84-93-7997-325 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *