Năng lượng xanh là gì? Lợi ích và các loại phổ biến

Trong bối cảnh chống lại sự biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, việc sử dụng nguồn năng lượng xanh đã trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người cũng như là được nhà nước, chính phủ chú trọng khuyến khích. Trong bài viết này, hãy cùng Hà Thiên Energy tìm hiểu về năng lượng xanh là gì và nó mang đến lợi ích gì cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta nhé!

Năng lượng xanh là gì?

Năng lượng xanh là những nguồn năng lượng được khai thác và tạo ra từ các nguồn tự nhiên như ánh sáng mặt trời, thủy triều, mưa, gió, thực vật, tảo và địa nhiệt. Đặc biệt, điểm đáng chú ý của những nguồn năng lượng này là khả năng tự tái tạo một cách tự nhiên mà không lo bị cạn kiệt. 

Trong khi đó, những nguồn năng lượng từ các nhiên liệu hóa thạch lại có giới hạn và dần dần bị cạn kiệt sau khi đã được khai thác một lượng lớn. Điều này khiến việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, nhất là năng lượng xanh trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Khái niệm năng lượng xanh

Khái niệm năng lượng xanh

Nhờ sự tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện đại, năng lượng xanh đã dần có thể thay thế một số loại năng lượng được sản xuất từ các nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là trong những lĩnh vực quan trọng như sản xuất điện, sưởi ấm, cung cấp nước và nhiên liệu cho các phương tiện di chuyển.

Các loại năng lượng xanh phổ biến

Năng lượng xanh, còn được gọi là năng lượng tái tạo, có nhiều loại và đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong cuộc sống thực tế. Hiện nay, các loại năng lượng xanh dẫn đầu được sử dụng phổ biến bao gồm các loại sau:

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời (solar) là một trong những nguồn năng lượng xanh phổ biến nhất, được tạo ra bằng cách sử dụng các tế bào quang điện để hấp thụ ánh sáng mặt trời và biến nó thành điện năng.

Loại năng lượng này cũng được ứng dụng rộng rãi trong việc làm nóng nước, sưởi ấm các tòa nhà, nấu ăn và cung cấp ánh sáng tự nhiên. Công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời đã trở nên rất phổ biến và chi phí cũng giảm đáng kể, cho phép người dân có thể áp dụng nó từ những thiết bị nhỏ gọn cầm tay cho đến việc cung cấp nguồn năng lượng cho cả khu vực lân cận.

Năng lượng mặt trời

Năng lượng gió

Các hệ thống điện gió thường được đặt ở các vùng gần biển hoặc nơi có độ cao lớn. Lúc này, sức gió sẽ làm quay cánh quạt của tuabin, tạo ra động năng làm xoay máy phát điện và sản xuất ra điện. Tuy nhiên, so với nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió có một số hạn chế và không thể áp dụng rộng rãi ở nhiều khu vực, đặc biệt là tại các khu đô thị đông đúc hoặc những nơi có ít gió.

Năng lượng thủy điện

Năng lượng thủy điện (Hydropower) là một nguồn năng lượng tái tạo được tạo ra từ các chu trình nước của Trái đất. Quá trình này bao gồm sự bốc hơi của nước từ các mặt hồ, sự tạo thành mưa, thủy triều và lực nước chảy qua các đập. Thủy điện dựa vào lượng mưa và dòng nước để tạo ra một khối lượng năng lượng đáng kể.

Năng lượng địa nhiệt

Ngay phía dưới lớp vỏ Trái Đất, tồn tại một lượng nhiệt lớn, xuất phát từ quá trình hình thành ban đầu của hành tinh và sự phân rã của các chất phóng xạ.

Năng lượng địa nhiệt, như các suối nước nóng, đã được con người sử dụng từ hàng ngàn năm trước để tắm và thư giãn, và hiện nay, chúng ta còn khai thác nó để sản xuất điện năng.

Năng lượng xanh địa nhiệt

Năng lượng xanh địa nhiệt

Sinh khối

Các tài nguyên thiên nhiên hiện có như mùn cưa, chất thải gỗ và chất thải nông nghiệp dễ cháy có thể được chuyển đổi thành nguồn năng lượng với lượng phát thải khí thấp hơn đáng kể so với nhiên liệu truyền thống như dầu mỏ. Điều này xuất phát từ việc những nguyên liệu này thuộc loại sinh khối, tức là chúng chứa năng lượng được lưu trữ từ ánh sáng mặt trời.

Nhiên liệu sinh học

Thay vì đốt cháy sinh khối để tạo ra năng lượng, có những trường hợp nguyên liệu hữu cơ tái tạo được biến đổi thành nhiên liệu. Điển hình cho việc này là ethanol và diesel sinh học.

Những loại nhiên liệu sinh học này đã đóng góp 2,7% tổng nhu cầu nhiên liệu của toàn cầu cho giao thông đường bộ vào năm 2010 và tiềm năng của chúng trong tương lai là rất lớn, có thể đáp ứng hơn 25% nhu cầu nhiên liệu cho giao thông thế giới vào năm 2050.

Năng lượng xanh sinh học

Năng lượng xanh sinh học

Lợi ích khi sử dụng năng lượng xanh

Bảo vệ môi trường

Một trong những lợi ích hàng đầu của năng lượng xanh là đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, giúp giảm lượng khí thải CO2 – nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. Các hệ thống điện năng lượng xanh hoạt động với lượng khí thải rất ít, từ đó giúp giảm tình trạng ô nhiễm không khí, khiến khí nhà kính dần trở về mức cân bằng. Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm đất và nước cũng được giảm thiểu.

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Sự nóng lên của trái đất khiến băng tan, diện tích đất liền giảm… ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loại sinh vật và có nguy cơ tuyệt chủng. Sử dụng năng lượng xanh sẽ giảm thiểu tình trạng này. Việc ứng dụng mạnh mẽ năng lượng xanh vào trong đời sống hàng ngày sẽ hạn chế việc khai thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, khí đốt, dầu mỏ,… giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn hữu hạn này.

Năng lượng xanh tự nhiên

Năng lượng xanh tự nhiên

Giá thành rẻ

Nguồn năng lượng xanh có thể tái tạo trong một chu kỳ ngắn, do đó giá thành sẽ rẻ hơn so với năng lượng từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay, các công trình sử dụng điện năng lượng xanh giúp người dân giảm được hóa đơn tiền điện đáng kể mỗi tháng, thậm chí còn sinh lời nhờ chính sách bán lại điện cho điện lực quốc gia.

Nguồn năng lượng vô hạn

Năng lượng xanh có thể tái tạo và không bao giờ cạn kiệt, đó là lý do tại sao nó được gọi là nguồn năng lượng vô hạn. Một trong những ví dụ điển hình là năng lượng từ ánh sáng mặt trời, có thể được sử dụng trong vòng 6,5 tỷ năm nữa. Do đó, việc khai thác các nguồn năng lượng này mang lại tiềm năng vô cùng lớn.

Các ứng dụng nổi bật của năng lượng xanh là gì?

Pin năng lượng mặt trời

Các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái và vách ốp ngoài nhà không chỉ giúp hấp thụ năng lượng mặt trời mà còn tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho cả công trình và giúp chuyển quang năng thành dòng điện một chiều.

Sau khi tấm pin hấp thụ năng lượng từ ánh sáng mặt trời, dòng điện này sẽ được chuyển đổi qua một thiết bị gọi là Biến tần hòa lưới (Grid Tie Inverter). Biến tần hòa lưới có chức năng chuyển đổi dòng điện một chiều thành nguồn điện xoay chiều, thích hợp để kết nối với lưới điện của nhà.

Pin năng lượng mặt trời

Pin năng lượng mặt trời

Công nghệ sơn cách nhiệt HPS

HPS (High-Performance Coating System) là một loại lớp phủ cách nhiệt tiên tiến, đáng tin cậy cho cả nội thất và ngoại thất của các công trình xây dựng. Được tạo ra với mục tiêu giảm thiểu thất thoát nhiệt bên trong, HPS không chỉ giúp tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm lượng khí thải CO2, mà còn bảo vệ môi trường xanh.

Công nghệ HPS không chỉ tập trung vào khả năng cách nhiệt mà còn có những lợi ích đáng kể khác. Với khả năng chống thấm nước và chống ẩm mốc, nó giữ cho bên trong công trình luôn khô ráo và trong lành, đảm bảo không gian sống thoải mái và dễ chịu.

Nhìn chung, năng lượng xanh là gì không chỉ đơn thuần là một xu hướng công nghệ mới mà còn là tiến bộ toàn cầu trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Việc chuyển đổi từ nguồn năng lượng truyền thống sang sử dụng năng lượng xanh đang trở thành mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức trên toàn thế giới. Hãy liên hệ ngay với Hà Thiên Energy qua hotline +84-93-7997-325 để được hỗ trợ lựa chọn giải pháp năng lượng xanh tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *